Công tác tuyên truyền
Khu Tây Nam bộ trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
- Được đăng: Thứ bảy, 17 Tháng 3 2018 18:44
- Lượt xem: 4855
(TGAG)- Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 “giữ một vị trí to lớn và oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”(1), đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, tiêu hao sinh lực địch, tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh. Năm mươi năm đã trôi qua, thời gian càng lùi, tầm vóc và ý nghĩa to lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 trong toàn miền Nam càng sáng tỏ.
Năm 1968, cả nước đón xuân trong không khí “Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”. Sau khi đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, nhất là trong mùa khô 1966 – 1967, ta đã làm thất bại các mục tiêu chiến lược của địch trên chiến trường miền Nam. Đầu não kháng chiến và lực lượng chủ lực của ta chẳng những không bị tiêu diệt mà còn giành được thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động với tiêu hao lớn về sinh lực. Lực lượng vũ trang ở miền Nam lớn mạnh, thế bố trí chiến lược hoàn chỉnh hơn với sự ra đời của những “quả đấm” trên các địa bàn chiến lược quan trọng. Ở miền Bắc, quân dân ta đánh trả có hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, giữ vững tuyến giao thông chiến lược Bắc – Nam, tiếp tục chi viện ngày càng lớn cho miền Nam ruột thịt.
Đế quốc Mỹ rơi vào tình thế bế tắc về chiến lược, chiến thuật. Cố gắng chiến tranh của Mỹ đã lên tới đỉnh cao nhưng không đạt được mục đích chính trị và quân sự đã đề ra. Phong trào phản chiến dâng cao trong nhân dân Mỹ. Nội bộ giới cầm quyền Mỹ bế tắc, dao động, chia rẽ. Tổng thống Mỹ Giônxơn thừa nhận: “Nói chung, chúng ta đang ở thế thủ. Chưa bao giờ có cuộc chiến tranh nào giành được thắng lợi mà ở trong thế thủ cả”(2). Với người đứng đầu ngành ngoại giao của chính quyền Giônxơn, “Năm 1967 là năm đau khổ, khốc liệt đối với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam”(3). Trong tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” xuất bản ở New York năm 1985, nhà sử học Gabrien Côncô viết: “… Dù ưu thế nhân lực của Mỹ và Việt Nam cộng hòa cộng lại đến năm 1967 là 4,7 trên 1 so với cách mạng, nhưng cách mạng đã ghìm được Mỹ và đồng minh Mỹ đến mức lực lượng tiến công của cách mạng vượt lực lượng tiến công của Mỹ và do đó, lực lượng cách mạng nắm được chủ động chiến thuật và cả chiến lược nữa”. Dù vậy, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố. Chúng chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công lần thứ ba với 120 vạn quân, có trên 50 vạn quân Mỹ, trở thành đội quân xâm lược đông nhất, mạnh nhất mà dân tộc Việt Nam phải đương đầu trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm.
Trong bối cảnh chung ấy, các Hội nghị Bộ Chính trị nửa cuối năm 1967, nhất là Hội nghị tháng 12 năm 1967 đã đánh giá tình hình và ra nghị quyết “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định”: “Tình hình cơ bản hiện nay ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi; địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn. Tình hình trên đây cho phép ta có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Phải tạo ra một bước nhảy vọt bằng chọn hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ. Đó là cách đánh chưa từng diễn ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng hiếm có trong lịch sử chiến tranh cách mạng, khiến cho Mỹ - ngụy không hề nghĩ tới và cũng không thể nghĩ tới. Phương châm là động viên nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kết hợp tiến công quân sự với với nổi dậy của quần chúng trên cả ba vùng chiến lược trong toàn miền, lấy thành thị làm trọng điểm, đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đến giai đoạn phát triển cao nhất là tổng công kích và tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định nhằm đạt tới những mục tiêu chiến lược: Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quan trọng quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân Mỹ, làm cho chúng không thực hiện được ý đồ về chính trị, quân sự ở miền Nam; đập tan ý chí xâm lược, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh ở cả hai miền Nam – Bắc, tạo điều kiện cho ta thực hiện các mục tiêu trước mắt là: Độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà... Bộ Chính trị đề ra ba khả năng:
Khả năng 1: Ta thắng lớn, buộc Mỹ phải chịu thua và phải thương lượng với ta để kết thúc chiến tranh.
Khả năng 2: Ta giành thắng lợi ở nhiều nơi, nhưng địch vẫn giữ được nhiều vị trí quan trọng, các đô thị lớn (nhất là Sài Gòn), để tiếp tục chiến tranh.
Khả năng 3: Mỹ tăng thêm quân, dùng lục quân đánh vào miền Bắc, mở rộng chiến tranh ra Đông Dương.
Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967 đã được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết thông qua vào tháng 1 năm 1968. Hội nghị phân tích: “Sự tiến công của các lực lượng trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân các đô thị lớn là: Hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau hỗ trợ nhau và thúc đẩy toàn bộ cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng đô thị, nông thôn, rừng núi. Đặc biệt, sự nổi dậy của quần chúng và các cuộc tiến công của các lực lượng quân sự ở các đô thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định với toàn bộ cuộc chiến tranh”.
Tuyệt đối giữ bí mật, đảm bảo tính bất ngờ là nguyên tắc triệt để chấp hành. Trong thực tế, tinh thần cơ bản của các Nghị quyết nêu trên đã đến Trung ương Cục miền Nam từ tháng 10 năm 1967. Nghị quyết Quang Trung về tổng công kích, tổng khởi nghĩa đã được Trung ương Cục ban hành, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn làm trọng điểm, hướng tiến công chủ yếu là Sài Gòn, nhằm quyết tâm xóa bỏ ngụy quyền, thành lập chính quyền cách mạng.
Khu 9, miền Tây Nam Bộ, còn được gọi bằng biệt danh T3, là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long trù phú. Đầu tháng 11 năm 1967, đồng chí Phan Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương Cục, người trực tiếp chỉ đạo cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở miền Tây, đã phổ biến tinh thần Nghị quyết của Trung ương và Trung ương Cục cho Khu ủy. Nêu rõ “Quyết tâm của Đảng đã trở thành mệnh lệnh phải chấp hành không điều kiện”, đồng chí Phan Văn Đáng cùng với các đồng chí Nguyễn Thành Thơ - Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy, Đồng Văn Cống - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Tư lệnh Quân khu… thảo luận xây dựng kế hoạch thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng.
Khu ủy xác định tổng tiến công và nổi dậy ở hai phạm vi, cấp độ: Toàn khu và mỗi tỉnh.
Đối với toàn Khu, Khu ủy chọn hai trọng điểm. Thành phố Cần Thơ được xác định là trọng điểm 1, do các đồng chí Vũ Đình Liệu, ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ; Trần Văn Long, ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Phó Chính ủy Quân khu; Phan Ngọc Sến, Khu ủy viên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Châu Thành; Nguyễn Việt Châu, Khu ủy viên, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; Dương Cự Tẩm, Khu ủy viên, Phó Chính ủy Quân khu; Nguyễn Hữu Sanh, Khu ủy viên, Trưởng Ban Binh vận Khu; Phạm Ngọc Hưng, Phó Tư lệnh Quân khu; Nguyễn Văn Cúc, Phó An ninh Khu;… trực tiếp chỉ đạo. Ban Chỉ huy tiền phương đặt ở kinh xáng Lái Hiếu. Mục tiêu của trọng điểm 1 là đánh chiếm trung tâm chỉ huy vùng 4 chiến thuật và quân đoàn 4, đài phát thanh, sân bay Trà Nóc. Phương châm, phương thức là tiến công tiêu diệt sinh lực địch bằng lực lượng quân sự kết hợp với quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền; kết hợp các lực lượng biệt động, đặc công ém sẵn và các đơn vị vũ trang tại chỗ với quân chủ lực Quân khu đánh vào, liên tục tiến công, liên tục phát triển giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, cho đến toàn thắng.
Trọng điểm 2 của Khu là thị xã Vĩnh Long và Trà Vinh. Khu ủy thành lập Phân ban Khu ủy và Ban Chỉ đạo, do các đồng chí La Lâm Gia, ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy; Nguyễn Hoài Pho, Khu ủy viên, Phó Tư lệnh Quân khu; Phạm Văn Kiết, Khu ủy viên, Phó Ban Tuyên huấn Khu; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long và Trà Vinh;… Trưởng Phân ban Khu ủy làm Chính ủy; Trưởng Ban Tổ chức phòng Chính trị Quân khu làm Phó Chính ủy; đồng chí Phó Tư lệnh Quân khu làm Chỉ huy trưởng; Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 306 làm Chỉ huy phó quân sự. Mục tiêu là đánh chiếm thị xã Vĩnh Long.
Đối với các tỉnh, Khu ủy chỉ đạo xác định trọng điểm tùy thuộc vào số lượng thị xã trong tỉnh. Tỉnh nào có một thị xã thì một trọng điểm. Tỉnh nào có hai thị xã thì có trọng điểm 1 do tỉnh tập trung lực lược thực hiện và trọng điểm 2 do lực lượng các huyện xung quanh đảm nhiệm.
Xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Khu ủy lãnh đạo thực hiện công tác chuẩn bị rất khẩn trương nhưng đảm bảo tuyệt đối bí mật. Bên cạnh thành lập các cơ quan lãnh đạo, Khu ủy chú trọng chuẩn bị lực lượng. Khu dồn sức cho hai trọng điểm của Khu. Ở trọng điểm 1, địa bàn từ xã Phương Lĩnh, Long Mỹ qua Phụng Hiệp lên kinh xáng Thị đội, Ô Môn do chủ lực Khu chiếm lĩnh. Chung quanh thành phố Cần Thơ là lực lượng vĩ trang của tỉnh. Các đơn vị quân địa phương, biệt động được đều được bổ sung, tung cán bộ có điều kiện ra vào và bám trụ trong nội thành, tích cực xây dựng lực lượng chính trị, binh vận, quân sự, chuẩn bị cơ sở tại chỗ. Hình thành các mũi chính trị, binh vận làm nhiệm vụ đánh vào cơ quan đầu não và các đơn vị chủ lực của địch. Các đội tuyên truyền vũ trang bám chặt thành phố. Củng cố, tăng cường Ban cán sự những khu vực nội thành để chỉ đạo công tác nghiên cứu, nắm tình hình, vẽ sơ đồ căn cứ địch, bố trí người liên lạc cho lực lượng từ bên ngoài khi vào đến mục tiêu đã xác định. Các Chi bộ địa phương chuẩn bị dân công, cứu thương, tải đạn, nuôi chứa, bảo vệ cán bộ, chiến sĩ, động viên cao nhất tiềm lực, sức mạnh nhân dân. Ở trọng điểm 2, lực lượng gồm tiểu đoàn 306, tiểu đoàn 308; 2 tiểu đoàn của tỉnh Vĩnh Long; 1 bộ phận pháo của Khu; đại đội địa phương các huyện Châu Thành, Tam Bình, Trà Ôn.
Nhìn chung, công tác chuẩn bị là khẩn trương, bí mật, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Theo quy định, Trung ương Cục biết trước ngày N, giờ G 10 ngày; Khu ủy biết trước 5 ngày; Tỉnh ủy biết trước 3 ngày; cấp lữ đoàn, tiểu đoàn tiến công được phổ biến trước 1 đến 2 ngày. Do vậy, nhiều vấn đề cụ thể không được bàn. Đến ngày 28 tháng 1 năm 1968, Khu ủy và Quân khu mới thành lập Ban chỉ đạo và Ban chỉ huy trọng điểm 2. Do chưa biết ngày, giờ tấn công nên một số đơn vị vũ trang còn ở xa mục tiêu. Chủ lực Khu đang đánh địch ở nông thôn. Một số đơn vị vũ trang địa phương đang ăn tết với đồng bào. Hậu cần tiền phương và các đơn vị đi nhận vũ khí, đạn dược vẫn đang trên đường vận chuyển.
Ngay từ ngày N của cao điểm 1, đêm giao thừa và mồng 1 Tết Mậu Thân 1968, khi ở chiến trường trọng điểm Sài Gòn ta bất ngờ tiến công vào 5 mục tiêu (Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh hải quân, Đài phát thanh, Đại sứ quán Mỹ) và nhiều mục tiêu ở Huế, thì ở Khu Tây Nam Bộ, quân dân cũng tổng tiến công và nổi dậy hàng loạt, mạnh mẽ ở hầu hết các thị xã, thị trấn, nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là ở các trọng điểm. Bọn chỉ huy vùng 4 chiến thuật chủ quan cho rằng ta chỉ tiến công theo thường lệ, vùng 1 chiến thuật mới là chiến trường chính, còn ở đây thì không có gì đáng quan tâm lắm. Do đó, ngay từ đêm đầu, chúng ta đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng tạo nên khí thế phấn khởi, sôi nổi và tin tưởng cao.
Tại thành phố Cần Thơ, trọng điểm 1 của chiến trường Tây Nam Bộ, 3 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, ta đồng loạt nổ súng tấn công. Pháo được nã vào sở chỉ huy vùng 4 chiến thuật và quân đoàn 4, sân bay Lộ Tẻ, đại đội biệt động quân. Tiểu đoàn Tây Đô đánh lãnh sự quán và cơ quan tình báo Mỹ. Tiểu đoàn 307 cùng biệt động thành phố đánh đài phát thanh miền Tây, khu vực hậu cần và trung tâm nhập ngũ vùng 4 chiến thuật. Tiểu đoàn 303 và đặc công đánh sân bay Lộ Tẻ. Tiểu đoàn 309 đánh chiếm cầu Tham Tướng và khu văn hóa, làm chủ trong 1 ngày, 2 đêm. Đặc công thành phố đánh vào Bộ Tư lệnh vùng 4. Du kích nội thành phát truyền đơn, loan tin quân giải phóng đã về thành phố, kêu gọi quần chúng nổi dậy đánh vào các tụ điểm địch. Qua 4 ngày chiến đấu trong thành phố, “ta diệt 51 địch, làm bị thương 225 tên, bắt sống 8; bắn cháy 1 kho quân cụ ở sân bay 31, phá 5 máy bay, bắn cháy 2 xe M113”(4).
Ngày 4 tháng 2, Khu chủ động rút các đơn vị chủ lực ra vùng ven thành phố. Các đơn vị địa phương bám trụ nội thành. Ngày 6 tháng 2, ta đánh địch phản kích, làm thiệt hai nặng tiểu đoàn biệt động quân số 42 và 44. Các ngày sau, ta diệt nặng tiểu đoàn dù quân tổng trù bị, tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 4 và số 7. Ngày 18 tháng 2, tiểu đoàn 3 (lữ đoàn 2, sư đoàn 9 bộ binh Mỹ) có 1 chi đoàn xe M113 và máy bay bắn phá yểm trợ mở cuộc phản kích ở vùng ven thành phố bị chủ lực và du kích ta đánh quyết liệt, thiệt hại gần 300 tên, 2 máy bay. Hai ngày sau, Mỹ cho 1 tiểu đoàn đánh vu hồi bị ta đánh cản đường, đến đêm bí mật tiếp cận đánh diệt gọn 1 đại đội Mỹ tăng cường. Đi đôi với chống phản kích, ta bắn pháo vào sân bay Trà Nóc, làm cháy 10 máy bay, phá hủy 2 xe quân sự, 1 bồn xăng chứa. Đặc công nội tuyến phối hợp với tiểu đoàn 307 và du kích An Bình đánh vào sân bay 31, diệt 1 đại đội 629 bảo an, đốt cháy kho đạn, phá hủy 2 xe vận tải, 29 máy bay. Đêm 25 tháng 2, đặc công Quân khu đột nhập sân bay Trà Nóc, dùng mìn nổ chậm, kết hợp với pháo cối, phá 18 trực thăng, làm cháy 2 xe vận tải và 1 xe bồn chở xăng. Địch huy động tiểu đoàn 42 quân biệt động truy kích nhưng bị tiểu đoàn 307 chặn đánh thiệt hại nặng, phải rút chạy về nội thành. Tiểu đoàn Tây Đô phục kích đoàn tàu Mỹ ở vàm Rạch Kè, giết trên 260 lính Mỹ.
Phối hợp với chủ lực Khu ở trọng điểm 1, các huyện xung quanh đồng loạt tiến công địch ở Vị Thanh, Thốt Nốt, Ô Môn, Phong Điền, Cái Răng, Phụng Hiệp, Cái Côn, Kế Sách, Long Mỹ, Nàng Mau. Lực lượng vũ trang huyện, dân quân du kích xã, ấp làm nòng cốt cho nhân dân nổi dậy gỡ hầu hết các đồn bót trong Vòng Cung. Quần chúng nổi dậy diệt tề, trừ gian, phá ấp tân sinh, bức hàng, bức rút 56 đồn bót, hàng ngàn gia đình binh sĩ làm binh vận, kêu gọi chồng con, người thân, làm cho ngụy quyền thêm bị động. Các địa phương cũng huy động kịp thời cán bộ, nhân viên, vận động nhân dân đi dân công hỏa tuyến, thu góp đảm phụ giải phóng, lập những đơn vị mới cung cấp lên trên.
Sang tháng 4 năm 1968, các đơn vị của ta rút khỏi Vòng Cung, chỉ còn tiểu đoàn 307, Tây Đô, biệt động và lực lượng vũ trang bám trụ trong Vòng Cung, liên tục chống địch phản kích.
Trong đợt 1 tổng công kích, tổng khởi nghĩa, trên địa bàn trọng điểm 1, ta loại khỏi vòng chiến đấu 13.000 tên, trong đó có hàng ngàn Mỹ; phá hủy hàng trăm máy bay các loại; 43 xe quân sự, có 20 xe M113; 7 tàu đổ bộ, 8 khẩu pháo. Phía ta cũng bị tiêu hao nặng. Địch bắn phá thiêu rụi một số khu vực nội thành. Nhiều khu vực địch ném bom rải thảm, cày xới, phun chất độc phát hoang, quần chúng di tản nên trở thành vùng trắng. Việc bám dân, bám trụ để giữ địa bàn cho các đợt sau rất khó khăn, gian khổ, hy sinh.
Ở trọng điểm 2, trên địa bàn Vĩnh Long, tiểu đoàn 1 của tỉnh phối hợp với đại đội đặc công đánh chiếm sân bay phá hủy 62 máy bay, chiếm một phần trận địa xe M113, hủy 1 chiếc. Tiểu đoàn 2 cùng một bộ phận của Tiểu đoàn 306 đánh chiếm một phần quận mới, pháo kích phá hủy nhiều khẩu pháo 105 ly và 155 ly của tiểu đoàn pháo địch. Đại đội huyện Châu Thành chiếm ngã ba Cần Thơ, cắt đứt quốc lộ 4 và liên tỉnh 7 Vĩnh Long đi Trà Vinh. Cán bộ binh vận cùng Đại đội 2 yểm trợ cho đại đội dân vệ và cảnh sát ngụy ở bến phà Mỹ Thuận khởi nghĩa làm tê liệt bến phà trong nhiều ngày. Ở phía Nam, Tiểu đoàn 306 chiếm khu vực truyền tin Hoa Lư, bệnh viện Nguyễn Trung Trực, khống chế dinh tỉnh trưởng, ty cảnh sát và tiểu đoàn bảo an 46. Phía Bắc, Tiểu đoàn 308 không vượt sông được, bị thiệt hại nên phòng ngự, bao vây thị xã, hợp đồng với Tiểu đoàn 306. Sau đó, Tiểu đoàn 308 được điều lên chi viện cho Mặt trận Tây Nam Sài Gòn, tham gia đợt 2 của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Phối hợp với lực lượng vũ trang, ta phát động quần chúng nổi dậy, xây dựng chướng ngại vật cùng bộ đội đánh địch phản kích, làm tiếp tế, cứu thương, tải đạn; phá rã 8000 tên trong bộ máy kềm kẹp xã, ấp của địch; phá gần 400 đồn bót như Đìa Chuối, Búng Đình, Miễu Thắng, Kỳ Hà…; huy động 50 ngàn dân công phá lộ;… Những ngày sau, ta đánh bại nhiều đợt phản kích, tiêu hao sinh lực địch, đánh chiếm và quần nhau với địch trong thị xã Vĩnh Long 6 ngày đêm. Trước tình hình Mỹ tung quân yểm trợ quân ngụy đánh chiếm thị xã, ta chủ động rút ra vùng ven, tiếp tục bao vây.
Trong đợt 1, ở chiến trường Vĩnh Long, ta loại khỏi vòng chiến đấu 5 tiểu đoàn trên 2000 tên địch; đánh thiệt hại nặng trung đoàn 15, trung đoàn 16 và trung đoàn 2 thiết giáp; phá nhiều đồn bót, giải phóng phần lớn vùng nông thôn, làm chủ 2 vùng ven thị xã Vĩnh Long và Sa Đéc; bao vây địch trong thị xã; cắt đường giao thông thủy, bộ của địch; làm chủ đoạn đường từ bắc Mỹ Thuận đến bắc Cần Thơ, từ Vĩnh Long đi Trà Vinh trong 20 ngày.
Ở Trà Vinh, ta chia thành 3 mũi tiến công thị xã. Mũi thứ nhất thọc sâu đánh căn cứ bảo an, dinh tỉnh trưởng, phá khám. Mũi thứ hai từ Đa Lộc, Tri Tân chiếm khu vực rạp hát Thái Bình, cầu Long Bình. Mũi thứ ba đánh sân bay tiêu diệt sở chỉ huy trung đoàn 14. Ta chiếm phần lớn các cơ quan của địch, đánh lùi nhiều đợt phản kích, loại khỏi vòng chiến đấu 4.500 tên, bao vây 7 chi khu, diệt 204 đồn bót, giải tán 121 ban tề xã, ấp, giải phóng nhiều xã với 150.000 dân. Ta huy động 2000 dân công phục vụ chiến trường; vận động nhiều gia đình kéo tới đồn bót làm binh vận. Kết thúc đợt 1, Trà Vinh được Chính phủ tặng 8 chữ vàng “Toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công”.
Ở các địa phương khác trong Khu, quân và dân ta cũng đồng loạt nổi dậy giáng cho địch những đòn thiệt hại nặng. Cuộc chiến đấu trong toàn Khu không kết thúc đợt 1 vào ngày 25 tháng 2 năm 1968 mà tiếp tục hai cao điểm kéo tới cuối tháng 4 năm 1968. “Trong 3 tháng, khu Tây Nam Bộ đã tiến công 1 thành phố, 8 thị xã 41 lần (22 lần bằng bộ binh), mỗi nơi đều bị ta đánh từ 4 đến 5 lần… Vùng giải phóng của ta nâng dân số lên 2,3 triệu; vùng tranh chấp với địch 1,1 triệu dân”(5).
Đợt 2 của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa kéo dài 42 ngày, từ 5 tháng 5 đến 16 tháng 6. Ở Cần Thơ, ta diệt 316 địch, làm bị thương 464 tên, bắt sống 8 tên; phá 8 đồn trong lộ Vòng Cung, bắn cháy, bắn hỏng 6 tàu, phá hủy 2 pháo 105 ly, phá hủy hơn 18 trực thăng. Ta cũng tiến công mạnh mẽ ở Vĩnh Long, Trà Vinh và nhiều nơi khác. Tại ở chiến trường Vĩnh Trà, ta loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn địch, gỡ 150 đồn, mở rộng vùng giải phóng nối liền từ Sa Đéc xuống Vĩnh Long, tới huyện Duyên Hải (Trà Vinh), tạo hành lang qua Bến Tre, xuống Cần Thơ, Sóc Trăng.
“Sau hai đợt, toàn Khu ta bị thiệt hại nặng, không được bổ sung, nên sức chiến đấu giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt các đội biệt động thành phố, thị xã, nhất là Cần Thơ, những người thông thuộc địa hình, tinh thần chấp hành kỷ luật cao, đánh địch tại chỗ rất giỏi, bị tiêu hao nặng. Dân bị thiệt hai lớn, các tổ chức xáo trộn, lực lượng chính trị bị tiêu hao. Khi được cấp trên cho chuyển hướng hoạt động thì lực của ta không còn và đang loay hoay ở vùng ven, địch tranh thủ lấn chiếm một số trọng điểm vùng giải phóng và căn cứ của ta, làm cho thế của ta càng khó hơn” (6).
Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, trong đợt 3 (từ 17 tháng 8 đến 30 tháng 9), quân dân các tỉnh Tây Nam Bộ tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa dù lực lượng bị sút giảm nhiều. Trước đợt 1, du kích xã, ấp có 5.734 đội viên, sau đợt 1 còn 4389 đội viên, sau đợt 2 còn 2740 đội viên. Các tỉnh phải thành lập thêm 11 đại đội mới, đón mạnh dân quân du kích bổ sung cho quân địa phương huyện. Khu thành lập Hội đồng cung cấp tiền phương do đồng chí Phan Ngọc Sến, Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ làm Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Tấn Thanh, Trưởng phòng dân quân Khu được cử phụ trách đường 1C vận chuyển vũ khí.
Nâng cao quyết tâm, đêm 13 tháng 8, Tiểu đoàn 307 và đặc công Khu dùng bộc phá tập kích sân bay Lộ Tẻ, phá hủy 60 máy bay. Tiểu đoàn 309 tiêu diệt căn cứ pháo binh Bình Thủy diệt 180 tên, phá hủy 18 khẩu pháo; đánh thiệt hai nặng đơn vị sửa chữa quân xa vùng 4 chiến thuật, đốt cháy 65 xe. Ở chiến trường Vĩnh Trà, chủ lực khu cùng các đơn vị địa phương kiên trì bám địa bàn, chống địch phản kích có hiệu quả, làm thất bại kế hoạch bình định “cấp tốc” của địch, bảo vệ hành lang giữa Vĩnh Long và Trà Vinh. Mặt khác, Trung đoàn 3 cùng một số đơn vị khác tập kích địch ở 1 số căn cứ. Cuộc chiến đấu ở Vĩnh Trà trong thế đan xen, vô cùng ác liệt. Tính riêng trong đợt 3, quân dân Tây Nam Bộ đã tiến công 45 lần vào 9 thị xã và thành phố, trong đó có 19 lần bằng bộ binh, đánh 36 mục tiêu đầu não, 18 lần vào sân bay, phá 8 kho xăng, phá 2041m đường, 16 cầu cống.
Qua 3 đợt tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở Tây Nam Bộ, nhận thấy một số vấn đề nổi bật sau:
Trước hết, đây là cuộc tổng tiến công và nổi dậy toàn diện, tổng lực, liên tục, đánh tiêu hao nặng sinh lực địch. “Không có thời kỳ nào quân dân Tây Nam Bộ tiến công dồn dập vào các thị trấn, thị xã toàn Khu như trong cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968”(7). Trong cả 3 đợt tiến công, Khu Tây Nam Bộ đã đánh 108 lần vào các cơ quan chỉ huy vùng 4 chiến thuật, 8 thị xã, 41 thị trấn, 9 sân bay, hàng chục căn cứ hải quân, pháo binh, phá hủy, tổng lãnh sự quán Mỹ, cư xá tình báo Mỹ; bắn rơi 635 máy bay, 741 xe quân sự, 189 tàu xuồng, 42 kho xăng, vũ khí, đạn dược; loại khỏi vòng chiến đấu 85000 quân ngụy, 3774 quân Mỹ, thu gần 4000 súng các loại; diệt và bức hàng, bức rút 1140 đồn bót, phá rã hầu hết bộ máy kềm kẹp của địch ở thành thị và nông thôn; giải phóng 2 quận lỵ, chi khu Năm Căn (Cà Mau) và Ngã Năm (Sóc Trăng); đánh bại 19 cuộc hành quân cán quét lớn; giải phóng 2 triệu 300 ngàn dân và tranh chấp với địch trên 1 triệu dân. Kết quả đó trực tiếp cho thấy sức mạnh của quân dân ta, giáng đòn mạnh mẽ vào ý chí và sinh lực địch, gây cho bộ máy chiến tranh Mỹ và ngụy quyền hoang mang, rối loạn.
Thứ hai, đây là cuộc tổng tiến công và nổi dậy ta cũng bị thiệt hại không nhỏ. “Trong chiến đấu, miền Tây cũng bị tổn thất nặng, lực lượng hy sinh, bị thương, mất tích, bị bắt tất cả 6.523 chiến sĩ, cán bộ. Nhân dân bị chết, bị thương 6225 người, hàng chục nghìn người bị nhiễm chất độc hóa học. Về quân số, cả chủ lực, quân địa phương và du kích đều bị thiếu hụt nghiêm trọng. Quân địa phương tỉnh từ 2 đến 3 tiểu đoàn khi tổng công kích, tổng khởi nghĩa, nay chỉ còn 1 tiểu đoàn. Huyện trước có 1 đại đội đủ, có huyện có từ 2 đến 3 đại đội nay chỉ còn 1 đại đội vài chục người, có huyện chỉ còn 1 trung đội. Do quân số thiếu chưa bổ sung được, Khu phải giải tán Trung đoàn 2 để bổ sung lực lượng cho Trung đoàn 1, nhưng trung đoàn này cũng chỉ có 600 quân”(8).
Thứ ba, cuộc tổng tiến công và nổi dậy là sự biểu thị rất cao ý chí, nguyện vọng giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của quân dân. Diễn biến tổng tiến công ở Tây Nam Bộ cho thấy chúng ta đã huy động được lực lượng lớn nhân dân tham gia dưới nhiều hình thức. “Trong 60 ngày tổng tiến công và nổi dậy, quần chúng tham gia dẫn đường, nuôi chứa bộ đội, chăm sóc thương binh, đi dân công hỏa tuyến, dưới bom đạn hết sức dũng cảm. Bộ đội chỉ mang súng đạn, cơm nước do dân nuôi. Ai có gì cho hết cái đó; đồng bào có hầm cá vồ cũng vét hết cho bộ đội ăn; hết hầm cá thì xuống mương xúc tép… Tải thương, chăm sóc, nuôi thương binh, mai táng tử sĩ đều do dân làm. Nhiều gia đình cho cây ván đóng hòm chôn tử sĩ, có nhà cho cả bộ ván gõ quý để bộ đội làm công sự…”(9). Đợt 1 tổng tiến công diễn ra trong dịp Tết, nhiều gia đình đi di tản nhưng vẫn để lại đồ ăn, thức uống, mâm ngũ quả với những dòng chữ “Thưa các anh, ngày Tết chúng tôi để lại bánh kẹo, trái cây. Mời các anh cứ dùng tự nhiên để vui với gia đình”. Đó là cách biểu thị sự ủng hộ vừa sâu đậm, vừa khéo léo, khiến địch nếu có phát hiện cũng không bắt bẻ được. Không có sự tham gia của nhân dân, không có tình quân dân cá nước, chúng ta không thể động viên đến mức cao nhất sức người, sức của cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy.
Thứ tư, mục tiêu tổng tiến công và nổi dậy trên địa bàn Khu Tây Nam Bộ tập trung đạt được trong đợt 1. Trong các đợt sau, “do chuyển hướng chỉ đạo chiến lược chậm, nên ta bị thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng tới một số năm về sau, trong đó có phần trách nhiệm của Khu”(10). Kể từ đợt 2, việc đánh vào thành phố, thị xã, thị trấn chủ yếu dùng lực lượng pháo binh từ ngoài vào, không còn lực lượng đánh trực diện tại đô thị.
Thứ năm, tinh thần tổ chức kỷ luật, kiên quyết chấp hành quyết tâm của Trung ương Đảng và mệnh lệnh quân sự của Đảng bộ miền Tây rất cao. Dù có rất nhiều khó khăn, có ý kiến từ cán bộ, chiến sĩ, nhưng với tinh thần kỷ luật cao, Khu ủy đã kiên trì, bền bỉ, quyết tâm động viên quân dân tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Trong quá trình chiến đấu, lực lượng bị thiếu hụt, nhưng với cái nhìn đại cuộc, Khu ủy triệt để chấp hành quyết định của Trung ương điều một số đơn vị tăng cường chi viện cho chiến trường chính Sài Gòn.
Thứ sáu, cùng với tổng tiến công và nổi dậy, ta làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị, công tác dân vận, công tác tình báo. Ổn định vùng giải phóng. Trong chiến đấu, đợt 1, các thị xã và thành phố Cần Thơ kết nạp mới 90 đảng viên, tăng cường sức chiến đấu và lãnh đạo của Đảng; cấy vào thành phố và thị xã 18 đảng viên; thành lập 12 chi bộ mới, phát triển 6000 nòng cốt, nhiều hội viên giải phóng và 114 du kích mật. Các chi bộ trong toàn Khu kết nạp trong chiến đấu 1.822 đảng viên, 1731 đoàn viên, 12738 hội viên các đoàn thể giải phóng. Trong đợt 2, ở trọng điểm 2, ta xây dựng được 292 cơ sở làm nội ứng. Trước thềm đợt 3, ta phát triển thêm 385 đảng viên, 450 đoàn viên, 4845 hội viên các hội giải phóng.
50 năm trôi qua, viết về Mậu Thân, người trong cuộc và hậu thế, hẳn ai cũng mang tâm trạng vừa tự hào, vừa rưng rưng, nghẹn ngào. Tự hào về Đảng quang vinh, dân tộc anh hùng, quân đội đã ra quân là chiến thắng. Tự hào là cùng với toàn miền Nam, quân dân Khu Tây Nam Bộ đã đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy hết sức táo bạo, bất ngờ, mạnh mẽ, toàn diện, liên tiếp, đưa chiến tranh vào tận sào huyệt của địch ở đô thị - nơi xuất phát thi hành những chủ trương hại dân hại nước, nơi Mỹ - ngụy cho là “bất khả xâm phạm” - giành thắng lợi to lớn chưa từng có, giáng cho địch thiệt hại nặng, làm đảo lộn chiến lược của Mỹ. Nhưng cũng nghẹn ngào bởi biết bao người con đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nhìn lại Mậu Thân để thấy được ý chí, sức mạnh của một dân tộc khát khao độc lập tự do, để thấy trách nhiệm của hiện tại và tương lai trước quá khứ hào hùng của cha anh.
______________
_________
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000.
2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
3. Ban Tuyên giáo Châu Đốc: Đặc san kỷ niệm 20 năm Tết Mậu Thân 1968, Châu Đốc, 1988.
4. Lê Quốc Sản: Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.
Năm 1968, cả nước đón xuân trong không khí “Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”. Sau khi đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, nhất là trong mùa khô 1966 – 1967, ta đã làm thất bại các mục tiêu chiến lược của địch trên chiến trường miền Nam. Đầu não kháng chiến và lực lượng chủ lực của ta chẳng những không bị tiêu diệt mà còn giành được thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động với tiêu hao lớn về sinh lực. Lực lượng vũ trang ở miền Nam lớn mạnh, thế bố trí chiến lược hoàn chỉnh hơn với sự ra đời của những “quả đấm” trên các địa bàn chiến lược quan trọng. Ở miền Bắc, quân dân ta đánh trả có hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, giữ vững tuyến giao thông chiến lược Bắc – Nam, tiếp tục chi viện ngày càng lớn cho miền Nam ruột thịt.
Đế quốc Mỹ rơi vào tình thế bế tắc về chiến lược, chiến thuật. Cố gắng chiến tranh của Mỹ đã lên tới đỉnh cao nhưng không đạt được mục đích chính trị và quân sự đã đề ra. Phong trào phản chiến dâng cao trong nhân dân Mỹ. Nội bộ giới cầm quyền Mỹ bế tắc, dao động, chia rẽ. Tổng thống Mỹ Giônxơn thừa nhận: “Nói chung, chúng ta đang ở thế thủ. Chưa bao giờ có cuộc chiến tranh nào giành được thắng lợi mà ở trong thế thủ cả”(2). Với người đứng đầu ngành ngoại giao của chính quyền Giônxơn, “Năm 1967 là năm đau khổ, khốc liệt đối với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam”(3). Trong tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” xuất bản ở New York năm 1985, nhà sử học Gabrien Côncô viết: “… Dù ưu thế nhân lực của Mỹ và Việt Nam cộng hòa cộng lại đến năm 1967 là 4,7 trên 1 so với cách mạng, nhưng cách mạng đã ghìm được Mỹ và đồng minh Mỹ đến mức lực lượng tiến công của cách mạng vượt lực lượng tiến công của Mỹ và do đó, lực lượng cách mạng nắm được chủ động chiến thuật và cả chiến lược nữa”. Dù vậy, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố. Chúng chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công lần thứ ba với 120 vạn quân, có trên 50 vạn quân Mỹ, trở thành đội quân xâm lược đông nhất, mạnh nhất mà dân tộc Việt Nam phải đương đầu trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm.
Trong bối cảnh chung ấy, các Hội nghị Bộ Chính trị nửa cuối năm 1967, nhất là Hội nghị tháng 12 năm 1967 đã đánh giá tình hình và ra nghị quyết “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định”: “Tình hình cơ bản hiện nay ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi; địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn. Tình hình trên đây cho phép ta có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Phải tạo ra một bước nhảy vọt bằng chọn hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ. Đó là cách đánh chưa từng diễn ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng hiếm có trong lịch sử chiến tranh cách mạng, khiến cho Mỹ - ngụy không hề nghĩ tới và cũng không thể nghĩ tới. Phương châm là động viên nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kết hợp tiến công quân sự với với nổi dậy của quần chúng trên cả ba vùng chiến lược trong toàn miền, lấy thành thị làm trọng điểm, đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đến giai đoạn phát triển cao nhất là tổng công kích và tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định nhằm đạt tới những mục tiêu chiến lược: Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quan trọng quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân Mỹ, làm cho chúng không thực hiện được ý đồ về chính trị, quân sự ở miền Nam; đập tan ý chí xâm lược, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh ở cả hai miền Nam – Bắc, tạo điều kiện cho ta thực hiện các mục tiêu trước mắt là: Độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà... Bộ Chính trị đề ra ba khả năng:
Khả năng 1: Ta thắng lớn, buộc Mỹ phải chịu thua và phải thương lượng với ta để kết thúc chiến tranh.
Khả năng 2: Ta giành thắng lợi ở nhiều nơi, nhưng địch vẫn giữ được nhiều vị trí quan trọng, các đô thị lớn (nhất là Sài Gòn), để tiếp tục chiến tranh.
Khả năng 3: Mỹ tăng thêm quân, dùng lục quân đánh vào miền Bắc, mở rộng chiến tranh ra Đông Dương.
Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967 đã được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết thông qua vào tháng 1 năm 1968. Hội nghị phân tích: “Sự tiến công của các lực lượng trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân các đô thị lớn là: Hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau hỗ trợ nhau và thúc đẩy toàn bộ cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng đô thị, nông thôn, rừng núi. Đặc biệt, sự nổi dậy của quần chúng và các cuộc tiến công của các lực lượng quân sự ở các đô thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định với toàn bộ cuộc chiến tranh”.
Tuyệt đối giữ bí mật, đảm bảo tính bất ngờ là nguyên tắc triệt để chấp hành. Trong thực tế, tinh thần cơ bản của các Nghị quyết nêu trên đã đến Trung ương Cục miền Nam từ tháng 10 năm 1967. Nghị quyết Quang Trung về tổng công kích, tổng khởi nghĩa đã được Trung ương Cục ban hành, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn làm trọng điểm, hướng tiến công chủ yếu là Sài Gòn, nhằm quyết tâm xóa bỏ ngụy quyền, thành lập chính quyền cách mạng.
Khu 9, miền Tây Nam Bộ, còn được gọi bằng biệt danh T3, là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long trù phú. Đầu tháng 11 năm 1967, đồng chí Phan Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương Cục, người trực tiếp chỉ đạo cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở miền Tây, đã phổ biến tinh thần Nghị quyết của Trung ương và Trung ương Cục cho Khu ủy. Nêu rõ “Quyết tâm của Đảng đã trở thành mệnh lệnh phải chấp hành không điều kiện”, đồng chí Phan Văn Đáng cùng với các đồng chí Nguyễn Thành Thơ - Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy, Đồng Văn Cống - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Tư lệnh Quân khu… thảo luận xây dựng kế hoạch thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng.
Khu ủy xác định tổng tiến công và nổi dậy ở hai phạm vi, cấp độ: Toàn khu và mỗi tỉnh.
Đối với toàn Khu, Khu ủy chọn hai trọng điểm. Thành phố Cần Thơ được xác định là trọng điểm 1, do các đồng chí Vũ Đình Liệu, ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ; Trần Văn Long, ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Phó Chính ủy Quân khu; Phan Ngọc Sến, Khu ủy viên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Châu Thành; Nguyễn Việt Châu, Khu ủy viên, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; Dương Cự Tẩm, Khu ủy viên, Phó Chính ủy Quân khu; Nguyễn Hữu Sanh, Khu ủy viên, Trưởng Ban Binh vận Khu; Phạm Ngọc Hưng, Phó Tư lệnh Quân khu; Nguyễn Văn Cúc, Phó An ninh Khu;… trực tiếp chỉ đạo. Ban Chỉ huy tiền phương đặt ở kinh xáng Lái Hiếu. Mục tiêu của trọng điểm 1 là đánh chiếm trung tâm chỉ huy vùng 4 chiến thuật và quân đoàn 4, đài phát thanh, sân bay Trà Nóc. Phương châm, phương thức là tiến công tiêu diệt sinh lực địch bằng lực lượng quân sự kết hợp với quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền; kết hợp các lực lượng biệt động, đặc công ém sẵn và các đơn vị vũ trang tại chỗ với quân chủ lực Quân khu đánh vào, liên tục tiến công, liên tục phát triển giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, cho đến toàn thắng.
Trọng điểm 2 của Khu là thị xã Vĩnh Long và Trà Vinh. Khu ủy thành lập Phân ban Khu ủy và Ban Chỉ đạo, do các đồng chí La Lâm Gia, ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy; Nguyễn Hoài Pho, Khu ủy viên, Phó Tư lệnh Quân khu; Phạm Văn Kiết, Khu ủy viên, Phó Ban Tuyên huấn Khu; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long và Trà Vinh;… Trưởng Phân ban Khu ủy làm Chính ủy; Trưởng Ban Tổ chức phòng Chính trị Quân khu làm Phó Chính ủy; đồng chí Phó Tư lệnh Quân khu làm Chỉ huy trưởng; Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 306 làm Chỉ huy phó quân sự. Mục tiêu là đánh chiếm thị xã Vĩnh Long.
Đối với các tỉnh, Khu ủy chỉ đạo xác định trọng điểm tùy thuộc vào số lượng thị xã trong tỉnh. Tỉnh nào có một thị xã thì một trọng điểm. Tỉnh nào có hai thị xã thì có trọng điểm 1 do tỉnh tập trung lực lược thực hiện và trọng điểm 2 do lực lượng các huyện xung quanh đảm nhiệm.
Xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Khu ủy lãnh đạo thực hiện công tác chuẩn bị rất khẩn trương nhưng đảm bảo tuyệt đối bí mật. Bên cạnh thành lập các cơ quan lãnh đạo, Khu ủy chú trọng chuẩn bị lực lượng. Khu dồn sức cho hai trọng điểm của Khu. Ở trọng điểm 1, địa bàn từ xã Phương Lĩnh, Long Mỹ qua Phụng Hiệp lên kinh xáng Thị đội, Ô Môn do chủ lực Khu chiếm lĩnh. Chung quanh thành phố Cần Thơ là lực lượng vĩ trang của tỉnh. Các đơn vị quân địa phương, biệt động được đều được bổ sung, tung cán bộ có điều kiện ra vào và bám trụ trong nội thành, tích cực xây dựng lực lượng chính trị, binh vận, quân sự, chuẩn bị cơ sở tại chỗ. Hình thành các mũi chính trị, binh vận làm nhiệm vụ đánh vào cơ quan đầu não và các đơn vị chủ lực của địch. Các đội tuyên truyền vũ trang bám chặt thành phố. Củng cố, tăng cường Ban cán sự những khu vực nội thành để chỉ đạo công tác nghiên cứu, nắm tình hình, vẽ sơ đồ căn cứ địch, bố trí người liên lạc cho lực lượng từ bên ngoài khi vào đến mục tiêu đã xác định. Các Chi bộ địa phương chuẩn bị dân công, cứu thương, tải đạn, nuôi chứa, bảo vệ cán bộ, chiến sĩ, động viên cao nhất tiềm lực, sức mạnh nhân dân. Ở trọng điểm 2, lực lượng gồm tiểu đoàn 306, tiểu đoàn 308; 2 tiểu đoàn của tỉnh Vĩnh Long; 1 bộ phận pháo của Khu; đại đội địa phương các huyện Châu Thành, Tam Bình, Trà Ôn.
Nhìn chung, công tác chuẩn bị là khẩn trương, bí mật, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Theo quy định, Trung ương Cục biết trước ngày N, giờ G 10 ngày; Khu ủy biết trước 5 ngày; Tỉnh ủy biết trước 3 ngày; cấp lữ đoàn, tiểu đoàn tiến công được phổ biến trước 1 đến 2 ngày. Do vậy, nhiều vấn đề cụ thể không được bàn. Đến ngày 28 tháng 1 năm 1968, Khu ủy và Quân khu mới thành lập Ban chỉ đạo và Ban chỉ huy trọng điểm 2. Do chưa biết ngày, giờ tấn công nên một số đơn vị vũ trang còn ở xa mục tiêu. Chủ lực Khu đang đánh địch ở nông thôn. Một số đơn vị vũ trang địa phương đang ăn tết với đồng bào. Hậu cần tiền phương và các đơn vị đi nhận vũ khí, đạn dược vẫn đang trên đường vận chuyển.
Ngay từ ngày N của cao điểm 1, đêm giao thừa và mồng 1 Tết Mậu Thân 1968, khi ở chiến trường trọng điểm Sài Gòn ta bất ngờ tiến công vào 5 mục tiêu (Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh hải quân, Đài phát thanh, Đại sứ quán Mỹ) và nhiều mục tiêu ở Huế, thì ở Khu Tây Nam Bộ, quân dân cũng tổng tiến công và nổi dậy hàng loạt, mạnh mẽ ở hầu hết các thị xã, thị trấn, nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là ở các trọng điểm. Bọn chỉ huy vùng 4 chiến thuật chủ quan cho rằng ta chỉ tiến công theo thường lệ, vùng 1 chiến thuật mới là chiến trường chính, còn ở đây thì không có gì đáng quan tâm lắm. Do đó, ngay từ đêm đầu, chúng ta đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng tạo nên khí thế phấn khởi, sôi nổi và tin tưởng cao.
Tại thành phố Cần Thơ, trọng điểm 1 của chiến trường Tây Nam Bộ, 3 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, ta đồng loạt nổ súng tấn công. Pháo được nã vào sở chỉ huy vùng 4 chiến thuật và quân đoàn 4, sân bay Lộ Tẻ, đại đội biệt động quân. Tiểu đoàn Tây Đô đánh lãnh sự quán và cơ quan tình báo Mỹ. Tiểu đoàn 307 cùng biệt động thành phố đánh đài phát thanh miền Tây, khu vực hậu cần và trung tâm nhập ngũ vùng 4 chiến thuật. Tiểu đoàn 303 và đặc công đánh sân bay Lộ Tẻ. Tiểu đoàn 309 đánh chiếm cầu Tham Tướng và khu văn hóa, làm chủ trong 1 ngày, 2 đêm. Đặc công thành phố đánh vào Bộ Tư lệnh vùng 4. Du kích nội thành phát truyền đơn, loan tin quân giải phóng đã về thành phố, kêu gọi quần chúng nổi dậy đánh vào các tụ điểm địch. Qua 4 ngày chiến đấu trong thành phố, “ta diệt 51 địch, làm bị thương 225 tên, bắt sống 8; bắn cháy 1 kho quân cụ ở sân bay 31, phá 5 máy bay, bắn cháy 2 xe M113”(4).
Ngày 4 tháng 2, Khu chủ động rút các đơn vị chủ lực ra vùng ven thành phố. Các đơn vị địa phương bám trụ nội thành. Ngày 6 tháng 2, ta đánh địch phản kích, làm thiệt hai nặng tiểu đoàn biệt động quân số 42 và 44. Các ngày sau, ta diệt nặng tiểu đoàn dù quân tổng trù bị, tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 4 và số 7. Ngày 18 tháng 2, tiểu đoàn 3 (lữ đoàn 2, sư đoàn 9 bộ binh Mỹ) có 1 chi đoàn xe M113 và máy bay bắn phá yểm trợ mở cuộc phản kích ở vùng ven thành phố bị chủ lực và du kích ta đánh quyết liệt, thiệt hại gần 300 tên, 2 máy bay. Hai ngày sau, Mỹ cho 1 tiểu đoàn đánh vu hồi bị ta đánh cản đường, đến đêm bí mật tiếp cận đánh diệt gọn 1 đại đội Mỹ tăng cường. Đi đôi với chống phản kích, ta bắn pháo vào sân bay Trà Nóc, làm cháy 10 máy bay, phá hủy 2 xe quân sự, 1 bồn xăng chứa. Đặc công nội tuyến phối hợp với tiểu đoàn 307 và du kích An Bình đánh vào sân bay 31, diệt 1 đại đội 629 bảo an, đốt cháy kho đạn, phá hủy 2 xe vận tải, 29 máy bay. Đêm 25 tháng 2, đặc công Quân khu đột nhập sân bay Trà Nóc, dùng mìn nổ chậm, kết hợp với pháo cối, phá 18 trực thăng, làm cháy 2 xe vận tải và 1 xe bồn chở xăng. Địch huy động tiểu đoàn 42 quân biệt động truy kích nhưng bị tiểu đoàn 307 chặn đánh thiệt hại nặng, phải rút chạy về nội thành. Tiểu đoàn Tây Đô phục kích đoàn tàu Mỹ ở vàm Rạch Kè, giết trên 260 lính Mỹ.
Phối hợp với chủ lực Khu ở trọng điểm 1, các huyện xung quanh đồng loạt tiến công địch ở Vị Thanh, Thốt Nốt, Ô Môn, Phong Điền, Cái Răng, Phụng Hiệp, Cái Côn, Kế Sách, Long Mỹ, Nàng Mau. Lực lượng vũ trang huyện, dân quân du kích xã, ấp làm nòng cốt cho nhân dân nổi dậy gỡ hầu hết các đồn bót trong Vòng Cung. Quần chúng nổi dậy diệt tề, trừ gian, phá ấp tân sinh, bức hàng, bức rút 56 đồn bót, hàng ngàn gia đình binh sĩ làm binh vận, kêu gọi chồng con, người thân, làm cho ngụy quyền thêm bị động. Các địa phương cũng huy động kịp thời cán bộ, nhân viên, vận động nhân dân đi dân công hỏa tuyến, thu góp đảm phụ giải phóng, lập những đơn vị mới cung cấp lên trên.
Sang tháng 4 năm 1968, các đơn vị của ta rút khỏi Vòng Cung, chỉ còn tiểu đoàn 307, Tây Đô, biệt động và lực lượng vũ trang bám trụ trong Vòng Cung, liên tục chống địch phản kích.
Trong đợt 1 tổng công kích, tổng khởi nghĩa, trên địa bàn trọng điểm 1, ta loại khỏi vòng chiến đấu 13.000 tên, trong đó có hàng ngàn Mỹ; phá hủy hàng trăm máy bay các loại; 43 xe quân sự, có 20 xe M113; 7 tàu đổ bộ, 8 khẩu pháo. Phía ta cũng bị tiêu hao nặng. Địch bắn phá thiêu rụi một số khu vực nội thành. Nhiều khu vực địch ném bom rải thảm, cày xới, phun chất độc phát hoang, quần chúng di tản nên trở thành vùng trắng. Việc bám dân, bám trụ để giữ địa bàn cho các đợt sau rất khó khăn, gian khổ, hy sinh.
Ở trọng điểm 2, trên địa bàn Vĩnh Long, tiểu đoàn 1 của tỉnh phối hợp với đại đội đặc công đánh chiếm sân bay phá hủy 62 máy bay, chiếm một phần trận địa xe M113, hủy 1 chiếc. Tiểu đoàn 2 cùng một bộ phận của Tiểu đoàn 306 đánh chiếm một phần quận mới, pháo kích phá hủy nhiều khẩu pháo 105 ly và 155 ly của tiểu đoàn pháo địch. Đại đội huyện Châu Thành chiếm ngã ba Cần Thơ, cắt đứt quốc lộ 4 và liên tỉnh 7 Vĩnh Long đi Trà Vinh. Cán bộ binh vận cùng Đại đội 2 yểm trợ cho đại đội dân vệ và cảnh sát ngụy ở bến phà Mỹ Thuận khởi nghĩa làm tê liệt bến phà trong nhiều ngày. Ở phía Nam, Tiểu đoàn 306 chiếm khu vực truyền tin Hoa Lư, bệnh viện Nguyễn Trung Trực, khống chế dinh tỉnh trưởng, ty cảnh sát và tiểu đoàn bảo an 46. Phía Bắc, Tiểu đoàn 308 không vượt sông được, bị thiệt hại nên phòng ngự, bao vây thị xã, hợp đồng với Tiểu đoàn 306. Sau đó, Tiểu đoàn 308 được điều lên chi viện cho Mặt trận Tây Nam Sài Gòn, tham gia đợt 2 của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Phối hợp với lực lượng vũ trang, ta phát động quần chúng nổi dậy, xây dựng chướng ngại vật cùng bộ đội đánh địch phản kích, làm tiếp tế, cứu thương, tải đạn; phá rã 8000 tên trong bộ máy kềm kẹp xã, ấp của địch; phá gần 400 đồn bót như Đìa Chuối, Búng Đình, Miễu Thắng, Kỳ Hà…; huy động 50 ngàn dân công phá lộ;… Những ngày sau, ta đánh bại nhiều đợt phản kích, tiêu hao sinh lực địch, đánh chiếm và quần nhau với địch trong thị xã Vĩnh Long 6 ngày đêm. Trước tình hình Mỹ tung quân yểm trợ quân ngụy đánh chiếm thị xã, ta chủ động rút ra vùng ven, tiếp tục bao vây.
Trong đợt 1, ở chiến trường Vĩnh Long, ta loại khỏi vòng chiến đấu 5 tiểu đoàn trên 2000 tên địch; đánh thiệt hại nặng trung đoàn 15, trung đoàn 16 và trung đoàn 2 thiết giáp; phá nhiều đồn bót, giải phóng phần lớn vùng nông thôn, làm chủ 2 vùng ven thị xã Vĩnh Long và Sa Đéc; bao vây địch trong thị xã; cắt đường giao thông thủy, bộ của địch; làm chủ đoạn đường từ bắc Mỹ Thuận đến bắc Cần Thơ, từ Vĩnh Long đi Trà Vinh trong 20 ngày.
Ở Trà Vinh, ta chia thành 3 mũi tiến công thị xã. Mũi thứ nhất thọc sâu đánh căn cứ bảo an, dinh tỉnh trưởng, phá khám. Mũi thứ hai từ Đa Lộc, Tri Tân chiếm khu vực rạp hát Thái Bình, cầu Long Bình. Mũi thứ ba đánh sân bay tiêu diệt sở chỉ huy trung đoàn 14. Ta chiếm phần lớn các cơ quan của địch, đánh lùi nhiều đợt phản kích, loại khỏi vòng chiến đấu 4.500 tên, bao vây 7 chi khu, diệt 204 đồn bót, giải tán 121 ban tề xã, ấp, giải phóng nhiều xã với 150.000 dân. Ta huy động 2000 dân công phục vụ chiến trường; vận động nhiều gia đình kéo tới đồn bót làm binh vận. Kết thúc đợt 1, Trà Vinh được Chính phủ tặng 8 chữ vàng “Toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công”.
Ở các địa phương khác trong Khu, quân và dân ta cũng đồng loạt nổi dậy giáng cho địch những đòn thiệt hại nặng. Cuộc chiến đấu trong toàn Khu không kết thúc đợt 1 vào ngày 25 tháng 2 năm 1968 mà tiếp tục hai cao điểm kéo tới cuối tháng 4 năm 1968. “Trong 3 tháng, khu Tây Nam Bộ đã tiến công 1 thành phố, 8 thị xã 41 lần (22 lần bằng bộ binh), mỗi nơi đều bị ta đánh từ 4 đến 5 lần… Vùng giải phóng của ta nâng dân số lên 2,3 triệu; vùng tranh chấp với địch 1,1 triệu dân”(5).
Đợt 2 của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa kéo dài 42 ngày, từ 5 tháng 5 đến 16 tháng 6. Ở Cần Thơ, ta diệt 316 địch, làm bị thương 464 tên, bắt sống 8 tên; phá 8 đồn trong lộ Vòng Cung, bắn cháy, bắn hỏng 6 tàu, phá hủy 2 pháo 105 ly, phá hủy hơn 18 trực thăng. Ta cũng tiến công mạnh mẽ ở Vĩnh Long, Trà Vinh và nhiều nơi khác. Tại ở chiến trường Vĩnh Trà, ta loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn địch, gỡ 150 đồn, mở rộng vùng giải phóng nối liền từ Sa Đéc xuống Vĩnh Long, tới huyện Duyên Hải (Trà Vinh), tạo hành lang qua Bến Tre, xuống Cần Thơ, Sóc Trăng.
“Sau hai đợt, toàn Khu ta bị thiệt hại nặng, không được bổ sung, nên sức chiến đấu giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt các đội biệt động thành phố, thị xã, nhất là Cần Thơ, những người thông thuộc địa hình, tinh thần chấp hành kỷ luật cao, đánh địch tại chỗ rất giỏi, bị tiêu hao nặng. Dân bị thiệt hai lớn, các tổ chức xáo trộn, lực lượng chính trị bị tiêu hao. Khi được cấp trên cho chuyển hướng hoạt động thì lực của ta không còn và đang loay hoay ở vùng ven, địch tranh thủ lấn chiếm một số trọng điểm vùng giải phóng và căn cứ của ta, làm cho thế của ta càng khó hơn” (6).
Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, trong đợt 3 (từ 17 tháng 8 đến 30 tháng 9), quân dân các tỉnh Tây Nam Bộ tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa dù lực lượng bị sút giảm nhiều. Trước đợt 1, du kích xã, ấp có 5.734 đội viên, sau đợt 1 còn 4389 đội viên, sau đợt 2 còn 2740 đội viên. Các tỉnh phải thành lập thêm 11 đại đội mới, đón mạnh dân quân du kích bổ sung cho quân địa phương huyện. Khu thành lập Hội đồng cung cấp tiền phương do đồng chí Phan Ngọc Sến, Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ làm Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Tấn Thanh, Trưởng phòng dân quân Khu được cử phụ trách đường 1C vận chuyển vũ khí.
Nâng cao quyết tâm, đêm 13 tháng 8, Tiểu đoàn 307 và đặc công Khu dùng bộc phá tập kích sân bay Lộ Tẻ, phá hủy 60 máy bay. Tiểu đoàn 309 tiêu diệt căn cứ pháo binh Bình Thủy diệt 180 tên, phá hủy 18 khẩu pháo; đánh thiệt hai nặng đơn vị sửa chữa quân xa vùng 4 chiến thuật, đốt cháy 65 xe. Ở chiến trường Vĩnh Trà, chủ lực khu cùng các đơn vị địa phương kiên trì bám địa bàn, chống địch phản kích có hiệu quả, làm thất bại kế hoạch bình định “cấp tốc” của địch, bảo vệ hành lang giữa Vĩnh Long và Trà Vinh. Mặt khác, Trung đoàn 3 cùng một số đơn vị khác tập kích địch ở 1 số căn cứ. Cuộc chiến đấu ở Vĩnh Trà trong thế đan xen, vô cùng ác liệt. Tính riêng trong đợt 3, quân dân Tây Nam Bộ đã tiến công 45 lần vào 9 thị xã và thành phố, trong đó có 19 lần bằng bộ binh, đánh 36 mục tiêu đầu não, 18 lần vào sân bay, phá 8 kho xăng, phá 2041m đường, 16 cầu cống.
Qua 3 đợt tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở Tây Nam Bộ, nhận thấy một số vấn đề nổi bật sau:
Trước hết, đây là cuộc tổng tiến công và nổi dậy toàn diện, tổng lực, liên tục, đánh tiêu hao nặng sinh lực địch. “Không có thời kỳ nào quân dân Tây Nam Bộ tiến công dồn dập vào các thị trấn, thị xã toàn Khu như trong cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968”(7). Trong cả 3 đợt tiến công, Khu Tây Nam Bộ đã đánh 108 lần vào các cơ quan chỉ huy vùng 4 chiến thuật, 8 thị xã, 41 thị trấn, 9 sân bay, hàng chục căn cứ hải quân, pháo binh, phá hủy, tổng lãnh sự quán Mỹ, cư xá tình báo Mỹ; bắn rơi 635 máy bay, 741 xe quân sự, 189 tàu xuồng, 42 kho xăng, vũ khí, đạn dược; loại khỏi vòng chiến đấu 85000 quân ngụy, 3774 quân Mỹ, thu gần 4000 súng các loại; diệt và bức hàng, bức rút 1140 đồn bót, phá rã hầu hết bộ máy kềm kẹp của địch ở thành thị và nông thôn; giải phóng 2 quận lỵ, chi khu Năm Căn (Cà Mau) và Ngã Năm (Sóc Trăng); đánh bại 19 cuộc hành quân cán quét lớn; giải phóng 2 triệu 300 ngàn dân và tranh chấp với địch trên 1 triệu dân. Kết quả đó trực tiếp cho thấy sức mạnh của quân dân ta, giáng đòn mạnh mẽ vào ý chí và sinh lực địch, gây cho bộ máy chiến tranh Mỹ và ngụy quyền hoang mang, rối loạn.
Thứ hai, đây là cuộc tổng tiến công và nổi dậy ta cũng bị thiệt hại không nhỏ. “Trong chiến đấu, miền Tây cũng bị tổn thất nặng, lực lượng hy sinh, bị thương, mất tích, bị bắt tất cả 6.523 chiến sĩ, cán bộ. Nhân dân bị chết, bị thương 6225 người, hàng chục nghìn người bị nhiễm chất độc hóa học. Về quân số, cả chủ lực, quân địa phương và du kích đều bị thiếu hụt nghiêm trọng. Quân địa phương tỉnh từ 2 đến 3 tiểu đoàn khi tổng công kích, tổng khởi nghĩa, nay chỉ còn 1 tiểu đoàn. Huyện trước có 1 đại đội đủ, có huyện có từ 2 đến 3 đại đội nay chỉ còn 1 đại đội vài chục người, có huyện chỉ còn 1 trung đội. Do quân số thiếu chưa bổ sung được, Khu phải giải tán Trung đoàn 2 để bổ sung lực lượng cho Trung đoàn 1, nhưng trung đoàn này cũng chỉ có 600 quân”(8).
Thứ ba, cuộc tổng tiến công và nổi dậy là sự biểu thị rất cao ý chí, nguyện vọng giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của quân dân. Diễn biến tổng tiến công ở Tây Nam Bộ cho thấy chúng ta đã huy động được lực lượng lớn nhân dân tham gia dưới nhiều hình thức. “Trong 60 ngày tổng tiến công và nổi dậy, quần chúng tham gia dẫn đường, nuôi chứa bộ đội, chăm sóc thương binh, đi dân công hỏa tuyến, dưới bom đạn hết sức dũng cảm. Bộ đội chỉ mang súng đạn, cơm nước do dân nuôi. Ai có gì cho hết cái đó; đồng bào có hầm cá vồ cũng vét hết cho bộ đội ăn; hết hầm cá thì xuống mương xúc tép… Tải thương, chăm sóc, nuôi thương binh, mai táng tử sĩ đều do dân làm. Nhiều gia đình cho cây ván đóng hòm chôn tử sĩ, có nhà cho cả bộ ván gõ quý để bộ đội làm công sự…”(9). Đợt 1 tổng tiến công diễn ra trong dịp Tết, nhiều gia đình đi di tản nhưng vẫn để lại đồ ăn, thức uống, mâm ngũ quả với những dòng chữ “Thưa các anh, ngày Tết chúng tôi để lại bánh kẹo, trái cây. Mời các anh cứ dùng tự nhiên để vui với gia đình”. Đó là cách biểu thị sự ủng hộ vừa sâu đậm, vừa khéo léo, khiến địch nếu có phát hiện cũng không bắt bẻ được. Không có sự tham gia của nhân dân, không có tình quân dân cá nước, chúng ta không thể động viên đến mức cao nhất sức người, sức của cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy.
Thứ tư, mục tiêu tổng tiến công và nổi dậy trên địa bàn Khu Tây Nam Bộ tập trung đạt được trong đợt 1. Trong các đợt sau, “do chuyển hướng chỉ đạo chiến lược chậm, nên ta bị thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng tới một số năm về sau, trong đó có phần trách nhiệm của Khu”(10). Kể từ đợt 2, việc đánh vào thành phố, thị xã, thị trấn chủ yếu dùng lực lượng pháo binh từ ngoài vào, không còn lực lượng đánh trực diện tại đô thị.
Thứ năm, tinh thần tổ chức kỷ luật, kiên quyết chấp hành quyết tâm của Trung ương Đảng và mệnh lệnh quân sự của Đảng bộ miền Tây rất cao. Dù có rất nhiều khó khăn, có ý kiến từ cán bộ, chiến sĩ, nhưng với tinh thần kỷ luật cao, Khu ủy đã kiên trì, bền bỉ, quyết tâm động viên quân dân tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Trong quá trình chiến đấu, lực lượng bị thiếu hụt, nhưng với cái nhìn đại cuộc, Khu ủy triệt để chấp hành quyết định của Trung ương điều một số đơn vị tăng cường chi viện cho chiến trường chính Sài Gòn.
Thứ sáu, cùng với tổng tiến công và nổi dậy, ta làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị, công tác dân vận, công tác tình báo. Ổn định vùng giải phóng. Trong chiến đấu, đợt 1, các thị xã và thành phố Cần Thơ kết nạp mới 90 đảng viên, tăng cường sức chiến đấu và lãnh đạo của Đảng; cấy vào thành phố và thị xã 18 đảng viên; thành lập 12 chi bộ mới, phát triển 6000 nòng cốt, nhiều hội viên giải phóng và 114 du kích mật. Các chi bộ trong toàn Khu kết nạp trong chiến đấu 1.822 đảng viên, 1731 đoàn viên, 12738 hội viên các đoàn thể giải phóng. Trong đợt 2, ở trọng điểm 2, ta xây dựng được 292 cơ sở làm nội ứng. Trước thềm đợt 3, ta phát triển thêm 385 đảng viên, 450 đoàn viên, 4845 hội viên các hội giải phóng.
50 năm trôi qua, viết về Mậu Thân, người trong cuộc và hậu thế, hẳn ai cũng mang tâm trạng vừa tự hào, vừa rưng rưng, nghẹn ngào. Tự hào về Đảng quang vinh, dân tộc anh hùng, quân đội đã ra quân là chiến thắng. Tự hào là cùng với toàn miền Nam, quân dân Khu Tây Nam Bộ đã đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy hết sức táo bạo, bất ngờ, mạnh mẽ, toàn diện, liên tiếp, đưa chiến tranh vào tận sào huyệt của địch ở đô thị - nơi xuất phát thi hành những chủ trương hại dân hại nước, nơi Mỹ - ngụy cho là “bất khả xâm phạm” - giành thắng lợi to lớn chưa từng có, giáng cho địch thiệt hại nặng, làm đảo lộn chiến lược của Mỹ. Nhưng cũng nghẹn ngào bởi biết bao người con đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nhìn lại Mậu Thân để thấy được ý chí, sức mạnh của một dân tộc khát khao độc lập tự do, để thấy trách nhiệm của hiện tại và tương lai trước quá khứ hào hùng của cha anh.
______________
1 Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 160.
2 Theo thời báo Mỹ Lốt Ang-giơ-lét, số ra năm 1968
3 Trích lại trong Lê Quốc Sản: Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991, tr. 246.
4 Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000, tr. 563 - 564.
5 Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000, tr. 583.
6 Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000, tr. 598.
7 Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000, tr. 602.
8 Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000, tr. 603.
9 Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000, tr. 566.
10 Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000, tr. 603.
Nguyễn Phương An
_________
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), tháng 12 năm 2000.
2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
3. Ban Tuyên giáo Châu Đốc: Đặc san kỷ niệm 20 năm Tết Mậu Thân 1968, Châu Đốc, 1988.
4. Lê Quốc Sản: Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.